Quy trình in offset trong in ấn diễn ra như thế nào? Gồm có mấy bước?

Quy trình in offset là quy trình phổ biến nhất hiện nay trong ngành công nghiệp in ấn. Vậy thực chất quy trình in này là gì, được áp dụng như thế nào và những điểm vượt trội mà nó mang lại là gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay bên dưới.

In offset là gì?

In offset là kỹ thuật in ấn sử dụng các tấm cao su hay còn được gọi là các tấm offset để ép hình ảnh dính mực trên những tấm cao su này lên bề mặt giấy in. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này sẽ giúp tránh được việc làm nước theo mực in dính lên bề mặt giấy. Ngoài ra in offset còn có những ưu điểm nổi bật như:

  • Các sản phẩm in offset có chất lượng hình ảnh cao, rõ nét nhờ miếng cao su áp đều lên  bề mặt cần in và cũng sạch hơn so với việc in trực tiếp từ bản in lên giấy.
  • In offset có thể áp dụng cho việc in ấn lên nhiều bề mặt khác nhau, kể cả những bề bặt không nhẵn, phẳng như vải, gỗ, da,…)
  • Các bản in offset có chất lượng tốt hơn vì vậy mà tuổi thọ của chúng cũng cao hơn so với các bản in thông thường.
in offset

Quy trình in offset

In offset trải qua quy trình gồm 5 bước cơ bản, cụ thể như sau:

Bước 1: Thiết kế chế bản

Bước đầu tiên trong quy trình in offset là thiết kế chế bản sản phẩm. Bạn sẽ thiết kế sản phẩm cần in ấn, có thể là túi giấy, hộp giấy, tờ rơi, thẻ cào, voucher,… trên máy vi tính. Bước này khá quan trọng, cần người thiết kế phải có con mắt thẩm mỹ để thiết kế ấn phẩm đẹp mắt và thể hiện được đầy đủ nội dung, thông tin.

Bước 2: Output Film

Bước tiếp theo chính là Out Film, đối với những ấn phẩm có hình ảnh thì film sẽ được out ra thành 4 tấm đại diện cho 4 lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). 

Để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về 4 lớp màu trong quy trình offset: hệ màu được sử dụng trong in offset là CMYK, và tất cả các màu sắc cần để in được ra thành sản phẩm đều có thể được pha từ 4 màu này. Lấy ví dụ:

  • Màu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai màu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng)
  • Màu đỏ là sự kết hợp từ màu Y (Yellow/vàng) và màu M (Magenta/hồng)
  • Và rất nhiều màu sắc khác có thể được tạo ra bởi sự kết hợp của 2, 3 hoặc 4 màu sắc trong hệ màu CMYK.

Chi tiết các loại mực in offset

4 lớp màu trong quy trình in offset

Bước 3: Phơi bản kẽm

Sau khi đã Out Film ra thành 4 tấm, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hay nói cách khác là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm). Khi đó, chúng ta tiếp tục có được 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu trong hệ màu CMYK để in ấn.

Bước 4: In Offset

In offset là bước quan trọng nhất trong quy trình in offset. Trong bước này, người ta sẽ tiến hành in từng màu một, không quan trọng màu nào in trước, màu nào in sau, điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người thợ in. 

Người ta sẽ tiến hành in từng màu một, in màu gì trước, màu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. 

Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu đó để lắp lên quả lô máy in Offset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng với bản kẽm được chọn. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.

Sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ và lắp kẽm mới vào. Ví dụ màu vừa in xong là màu C (Cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng). Sau đó cho giấy đã in màu đầu tiên vào và lại tiếp tục in như quy trình cũ. Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn màu, bốn màu này sau khi được in xong và chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng. 

quy trình in offset

Lưu ý: Một điều cần lưu ý ở bước này là trong quá trình in, cần có sự thử nghiệm trước. Ban đầu sẽ chỉ thử in mỗi màu khoảng 50 bản in để xem màu sắc được in ra có ổn định hay không? Tổng cộng là phải in thử khoảng 200 bản.

Vì vậy khi in ấn, người ta thường tính dư giấy cho bước này (hay còn gọi là bù hao giấy). Sau khi cảm thấy màu sắc in ra đã đẹp và ổn định thì bạn có thể bắt tay vào quy trình in offset sao cho đủ số lượng cần thiết.

Bước 5: Gia công sau in

Sau khi đã in ấn xong thì bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng đó là gia công các sản phẩm sau in. Sẽ gồm một số công việc như sau:

  • Cán láng: Cán láng là việc cán lớp màng mỏng lên bề mặt của sản phẩm sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho sản phẩm in độ mịn nhất định là cho hình ảnh trở nên đẹp hơn so với thông thường. Công việc này giúp cho sản phẩm trở nên đẹp hơn sau khi in và không hề bắt buộc, có thể làm hoặc không, tuy nhiên khuyến khích nên làm. Cán láng có 2 kiểu là cán bóng và cán mờ. Cán bóng sẽ làm cho bề mặt sản phẩm in bóng lên còn cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm hơn. 
  • Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.

Như vậy quy trình in Offset trải qua khá nhiều công đoạn thì mới có thể cho ra được những sản phẩm hoàn hảo. Để quá trình in ấn diễn ra một cách hoàn thiện và không xảy ra lỗi, đòi hỏi người kỹ thuật viên, thợ in cần phải hết sức tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Hiện nay, công nghệ in offset là công nghệ in ấn phổ biến nhất dành cho ngành in ấn thương mại. Nếu bạn muốn in ấn các sản phẩm của mình như in ấn phiếu quà tặng, voucher, in ấn thẻ cào,… phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình thì hãy liên hệ với Promac Printing. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng công nghệ in ấn tiên tiến nhất, mang lại những sản phẩm tốt nhất đến với bạn.

In Việt Kim là một đơn vị in túi giấy uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành in ấn và thiết kế, chúng tôi cung cấp mọi dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Với đội ngũ nhân viên thiết kế năng động, trẻ trung, chuyên nghiệp luôn cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhất trên thị trường sẽ giúp cho quý khách hàng an tâm khi chọn lựa mẫu mã trên bao bì sản phẩm nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Giấy “tiêu chuẩn” được nhập khẩu với chất lượng tốt nhất, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Máy móc luôn cập nhật công nghệ mới giúp cho các mẫu in luôn đẹp đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.

Nếu Quý khách hàng đang có nhu cầu in túi giấy hãy liên hệ ngay tới In Việt Kim của chúng tôi để được nhân viên tư vấn báo giá sớm nhất và hưởng các chính sách ưu đãi mới nhất.

Để biết thêm thông tin và được hỗ trợ tư vấn về các mẫu thiết kế đẹp xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ :

CÔNG TY TNHH SX-TM-DV-QC IN BAO BÌ VIỆT KIM

Địa chỉ: 184 An Lộc (Hà Huy Giáp rẽ vô ngay cổng KDL Bến Xưa) – P. Thạnh Lộc – Q.12 – TP.HCM

Hotline: 0907.94.34.34

Sáng từ: 8h00 – 12h00 ; Chiều từ: 13h00 – 17h00

(chiều T7-CN nghỉ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *